Các trò chơi Chuseok

Múa ganggangsullae (강강술래)

Vào dịp Chuseok, điệu múa ganggangsullae là một trong những trò chơi tiêu biểu. Cách thức của trò chơi này là các cô gái sẽ mặc những bộ hanbok (한복) rồi tụ họp lại dưới ánh sáng đêm trăng rằm, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa. Trong xã hội nông nghiệp, trăng rằm được coi là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, rất tương đồng với chức năng và biểu tượng sinh sản, gieo mầm và phát triển sự sống của người phụ nữ. Bởi thế, ngày mãn nguyệt (ngày trăng tròn) còn được ví như người phụ nữ đến kỳ khai hoa nở nhụy. Trò chơi ganggangsulae trong ngày rằm thể hiện sự thăng hoa, là bài ca về cái đẹp của thiên nhiên và của người phụ nữ.[6]

Múa văn nghệ trong ngày Chuseok

Juldarigi (줄다리기)là trò chơi phổ biến dành cho tất mọi lứa tuổi. Các đội sẽ được phân chia đồng đềuvề số người, giữa các thôn xóm, các làng cũng có thể chia đội với nhau để thithố. Số người tham gia càng đông thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian thicàng kéo dài. Tiếng trống dồn dập, tiếng hò hét, tiếng cười và những khuôn mặthăng say lấp lánh mồ hôi khiến cho bầu không khí của ngày Tết Chuseok thêm rộnràng, vui nhộn.[cần dẫn nguồn]

Trò đấu vật

Môn đấu vật là trò chơi không thể thiếu trong lễ Chuseok là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình. Trên bãi cỏ hoặc bãi cát, cuộc thi đấu sẽ được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp, người chiến thắng được tôn vinh là jangsa (tráng sĩ) và sẽ được nhận từ dân làng vải vóc, gạo hay con bê làm giải thưởng[cần dẫn nguồn]